Home / Điểm tin / Cảng trung chuyển quốc tế Cần Giờ

Cảng trung chuyển quốc tế Cần Giờ

.

Ngày 16/01/2025 ký thay Thủ Tướng là phó Thủ Tướng Trần Hồng Hà đã ra quyết định Số: 148/QĐ-TTg về việc Chấp thuận chủ trương đầu tư dự án cảng trung chuyển quốc tế Cần Giờ.

Chủ trương đầu tư xây dựng cảng trung chuyển quốc tế tại Cần Giờ là một dự án quan trọng nhằm nâng cao khả năng cạnh tranh và phát triển kinh tế của khu vực. Dự án này nhằm mục đích tạo điều kiện thuận lợi cho việc vận chuyển hàng hóa, đặc biệt là hàng xuất khẩu, giúp giảm chi phí vận chuyển và tăng tốc độ vận chuyển hàng hóa.

Cảng trung chuyển quốc tế tại Cần Giờ sẽ trở thành một điểm đến quan trọng trong mạng lưới giao thông hàng hóa của Việt Nam và khu vực Đông Nam Á. Dự án này cũng đóng góp vào việc phát triển kinh tế địa phương, tạo nhiều việc làm và thu hút đầu tư nước ngoài.

Hình chụp 1 phần quyết định chủ trương đầu tư cảng trung chuyển quốc tế Cần Giờ
Hình chụp 1 phần quyết định chủ trương đầu tư cảng trung chuyển quốc tế Cần Giờ

Thông tin sơ bộ về Cảng trung chuyển quốc tế Cần Giờ

  • Tên dự án: Cảng trung chuyển quốc tế Cần Giờ
  • Vị trí: Cù lao Gò Con Chó, Huyện Cần Giờ, Thành phố Hồ Chí Minh.
  • Diện tích sử dụng đất: khoảng 571 ha
  • Vốn đầu tư: không thấp hơn 50.000 tỷ đồng
  • Chủ đầu tư: theo quy định của Luật đấu thầu.

Dự án Cảng Cần Giờ do liên danh Công ty Cổ phần Cảng Sài Gòn – Terminal Investment Limited Holding S.A – TIL đề xuất đầu tư triển khai với tổng vốn đầu tư hơn 113.500 tỷ đồng (tương đương hơn 4,5 tỷ USD).

Đơn vị nghiên cứu ước tính sản lượng hàng hóa năm đầu tiên qua cảng đạt khoảng 2,1 triệu TEU (1 TEU bằng 1 container 20 feet). Sau 7 giai đoạn đầu tư, lượng hàng qua Cảng trung chuyển quốc tế Cần Giờ có thể đạt 16,9 triệu TEU vào năm 2047 – bằng một nửa sản lượng Singapore hiện nay. Khu cảng dự kiến đóng góp vào ngân sách 34.000 – 40.000 tỷ đồng mỗi năm khi khai thác hết công suất.

Điều kiện đối với dự án và nhà đầu tư thực hiện dự án

– Chỉ được thực hiện sau khi Dự án đã phù hợp với quy hoạch các cấp và được cấp có thẩm quyền quyết định chuyển mục đích đất rừng sang mục đích khác theo quy định của pháp luật về lâm nghiệp, pháp luật về đất đai và quy định khác có liên quan; hoàn thành thủ tục về bảo vệ môi trường theo quy định của pháp luật về bảo vệ môi trường; thủ tục, điều kiện về công nghệ sử dụng tại dự án theo quy định của pháp luật về công nghệ và chuyển giao công nghệ.

– Nhà đầu tư không được chuyển nhượng dự án trong thời gian 05 năm kể từ ngày được cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư. Việc thay đổi nhà đầu tư sau thời gian này thực hiện theo quy định của pháp luật và phải được sự chấp thuận bằng văn bản của Ủy ban nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh.

– Phải được sự chấp thuận của Bộ Quốc phòng, Bộ Công an và các cơ quan có liên quan trong trường hợp phát sinh các vấn đề liên quan đến quốc phòng, an ninh trong quá trình thực hiện Dự án và trong trường hợp chuyển nhượng dự án hoặc chuyển nhượng phần vốn góp, cổ phần chi phối, chuyển nhượng phần vốn góp, cổ phần cho nhà đầu tư nước ngoài trong tổ chức thực hiện Dự án.

– Trong quá trình khảo sát, thi công và quá trình hoạt động mà phát hiện các di vật, cổ vật phải báo ngay cho ngành văn hóa và chính quyền địa phương được biết để có phương án xử lý theo quy định.

Tổ chức thực hiện

1. Trách nhiệm của Ủy ban nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh

Theo quyết định số Số: 148/QĐ-TTg ngày 16/01/2025

2. Trách nhiệm của các Bộ, ngành

Theo quyết định số Số: 148/QĐ-TTg ngày 16/01/2025

3. Nhà đầu tư được lựa chọn thực hiện Dự án

a) Đảm bảo góp đủ vốn chủ sở hữu để thực hiện dự án theo đúng tiến độ đã cam kết; ký quỹ hoặc có bảo lãnh ngân hàng về nghĩa vụ ký quỹ để đảm bảo thực hiện dự án;

b) Chỉ được thực hiện Dự án sau khi được cấp có thẩm quyền quyết định chuyển mục đích sử dụng rừng sang mục đích khác và chuyển mục đích đất rừng sang mục đích khác theo quy định của pháp luật về lâm nghiệp, pháp luật về đất đai và quy định khác có liên quan; hoàn thành thủ tục về bảo vệ môi trường theo quy định của pháp luật về bảo vệ môi trường;

c) Có văn bản cam kết với Ủy ban nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh về các nội dung như: đảm bảo đúng tỷ lệ hàng trung chuyển quốc tế và tỷ lệ hàng xuất nhập khẩu của Việt Nam khai thác tại Dự án, triển khai thực hiện Dự án đúng tiến độ đã được phê duyệt, tổng mức vốn, giải ngân vốn theo tiến độ đã được quy định,… để đảm bảo tính tổng thể hài hòa của Dự án, để không ảnh hưởng đến hoạt động các khu bến cảng, cảng biển lân cận;

d) Có phương án trồng rừng thay thế được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt hoặc sau khi hoàn thành trách nhiệm nộp tiền trồng rừng thay thế theo quy định tại khoản 4 Điều 19 Luật Lâm nghiệp;

đ) Thực hiện đầy đủ các nghĩa vụ khác theo quy định của pháp luật có liên quan.

Bình luận

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *