Chùa Bái Đính

Ta đang nói về Chùa Bái Đính, ngôi chùa nhiều kỷ lục nhất tại Việt Nam và cũng là một trong những ngôi chùa lớn ở trên thế giới.

Cũng chẳng hiểu tại sao ở Việt Nam thì những ngôi chùa đều liên quan đến những kỷ lục rất to, rất lớn và nhiều người cũng không quan tâm đến lịch sử của ngôi chùa đó như thế nào và không biết nhiều người đi chùa thì có biết rằng những ngôi chùa đó linh thiêng ra làm sao hay ngôi chùa này thực sự thì đang thờ ai và đó sẽ là chủ đề của câu chuyện ngày hôm nay.

Chùa Bái Đính lớn như thế nào? Chùa Bái Đính giữ những kỷ lục gì và Chùa Bái Đính cũ và mới đang thờ ai?

Đầu tiên thì phải tìm hiểu vì sao lại có Chùa Bái Đính cần phải biết rằng hơn 1000 năm về trước tại kinh đô Hoa Lư Ninh Bình đã có những triều đại nối tiếp nhau ra đời đó là nhà Đinh, nhà tiền Lê và nhà Lý. 3 triều đại này chúng ta đều thấy có một điểm chung đó là đều rất quan tâm đến đạo phật và coi đạo phật là quốc giáo cho nên ở Ninh Bình có rất là nhiều chùa cổ trong đó có Chùa Bái Đính trên dãy núi Tràng An.

Rất nhiều người bây giờ chỉ biết đến chùa Bái Đính mới mà không biết rằng có cả Chùa Bái Đính cổ và có một điểm khá nhiều người cũng không biết đó là Chùa Bái Đính mới được xây dựng trên nền của Chùa Bái Đính cũ hay là cả hai ngôi chùa này vẫn song song tồn tại.

Sự thật là đến nay 2 ngôi chùa này vẫn đang song song tồn tại cùng trong một khuôn viên chung rộng hàng ngàn hecta và nhiều người thì cũng chỉ đi chùa mới chứ lại không đi chùa cũ.

Có một sự thật như thế này nhiều người nghe tên gọi “Bái Đính” thì thường đọc nhầm là “Bãi Đính” bởi vì không nghĩ rằng tại sao lại là “Bái Đính”. Sở dĩ chùa có tên gọi là “Bái Đính” bởi vì theo quan điểm của người xưa, “Bái” ở đây là trong từ lễ bái hay là cúng bái, cúng bái gồm có trời đất hay là tiên phật, trong khi đó “Đính” theo một số giả thiết ở đây có nghĩa là “Đình”, “Đình” thì luôn là nơi tọa lạc ở trên cao của những thế lực siêu phàm bởi thế nên Chùa Bái Đính có nghĩa là cúng bãi đất trời.

Ngoài ra theo một giả thiết khác “Đính” ở đây là danh từ riêng là tên của “núi Đính”, ngọn núi gắn liền với những sự kiện oai hùng trong lịch sử nước ta và “Bái Đính” có nghĩa là cúng bái hướng về “núi Đính”. Ở “núi Đính” là nơi mà Đinh Tiên Hoàng đã lập đàn tế trời cầu mưa thuận gió hòa sau này thì hoàng đế Quang Trung cũng chọn “núi Đính” làm nơi để tế lễ động viên quân sĩ trước khi ra Thăng Long và đại phá quân Thanh ông đã đánh tan 29 vạn quân Thanh và đuổi chúng về nước.

Định vị và đường đi đến chùa Bái Đính qua google maps:

https://g.co/kgs/QgMjBkL

Ai là người sáng lập ra Chùa Bái Đính

Trước khi đi đến những kỷ lục của Chùa Bái Đính hãy cùng tiếp tục tìm hiểu ai là người sáng lập Chùa Bái Đính?

Chùa Bái Đính chính thức được đặt những viên đá đầu tiên vào năm 1136 và người sáng lập là một người rất quen thuộc, chớ trêu thay tên của ông lại gắn liền với một thương hiệu phẩm đó là Lý Quốc Sư. Tên thật của ông đó là thiền sư Nguyễn Minh Không, bởi thế nên ngôi Chùa cổ Bái Đính chính là nơi gắn liền với những giai thoại những tích xưa cũ về vị thiền sư vang danh khắp cả trời Nam ngày trước.

Chính ông là vị cao tăng đã đặt nền móng cho phật giáo đồng thời cho tiến hành xây dựng tượng phật và khai mở ở miền đất phật chốn này. Lý Quốc Sư Nguyễn Minh Không chính là người sáng lập Chùa Bái Đính như đã nói rồi. Ở ngoài là một thiền sư ông còn là một pháp sư tài danh được phong là quốc sư và nhân dân tôn sùng gọi ông là đức thánh Nguyễn theo họ của ông.

Ông là một vị cao tăng đứng đầu tổ chức phật giáo của triều đại nhà Lý trong lịch sử nước ta, là vị thiền sư sáng lập ra nhiều ngôi chùa nhất ở Việt Nam, tức là không chỉ riêng Chùa Bái Đính mà còn nhiều ngôi chùa khác ông cũng được tôn vinh là ông tổ của nghề đúc đồng và cũng là ông tổ của nghề đông y tại Việt Nam.

Khu vực “núi Đính” thì nằm cách quê hương của Đức Thánh Nguyễn khoảng 4 cây số, tương truyền ngày xưa khi ông đến đây tìm cây thuốc chữa bệnh hóa hổ cho vua Lý Thần Tông thì đã phát hiện các hang động đẹp liền dựng chùa thờ phật và tạo dựng một vườn thốc quý để chữa bệnh cho dân.

Ngày xưa theo tương truyền thì vua Lý Thần Tông trên người bỗng mọc lông giống như là bị hoá hổ vì có nhiều công lớn chữa bệnh cho vua và nhân dân mà ông cùng với Trần Hưng Đạo là những nhân vật lịch sử có thật sau này được người Việt tôn sùng là đức thánh đó là đức thánh Nguyễn trong tên của ông Nguyễn Minh Không và Đức Thánh Trần trong tên của Trần Hưng Đạo, 2 ông được hậu thế thờ ở rất nhiều đền, đình và chùa trong cả nước.

Đó là câu chuyện về Chùa Bái Đính cũ còn Chùa Bái Đính mới lại là một câu chuyện hoàn toàn khác.

Một số hình ảnh về chùa Bái Đính ở Ninh Bình
Một số hình ảnh về chùa Bái Đính ở Ninh Bình

Quy hoạch tổng thể của chùa

Quần thể Chùa Bái Đính mới nằm trong một tổng quần thể dự án xây dựng trung tâm văn hóa Tràng An và dự án này thì do Xuân Trường là chủ đầu tư. Ai ở khu vực Ninh Bình hay là Nam Định thì chắc chắn là sẽ biết đến doanh nghiệp Xuân Trường xe tải chạy ngày đêm.

Quần thể Chùa Bái Đính có diện tích là 1700 ha bao gồm có chùa cũ, khu chùa mới và các khu vực như: công viên văn hóa, học viện phật giáo, khu đón tiếp và công viên cảnh quan, đường giao thông và bã đỗ xe, khu Hồ Đàm Thị và hồ phóng sinh.

Nói là quần thể tức là bao gồm rất nhiều hạng mục khác nhau và tổng diện tích của tất cả các hạng mục này là 1700 ha trong đó riêng diện tích của chùa mới là 80 ha, chùa mới thì nằm ở phía bên kia núi so với chùa cũ và những vị trí này đều là phía tây của cố đô Hoa Lư.

Trong Chùa Bái Đính mới lại gồm có nhiều hạng mục nhiều công trình kiến trúc nhỏ hơn ví dụ như là: điện Tam Thế, điện pháp chủ, điện Quan Âm, bảo tháp, tháp chuông, tượng Phật Di Lặc và các công trình hạ tầng phụ trợ như: khu học viện phật giáo, khu đón tiếp, tam quan, ngoại tam, quan nội… Và những cái công trình này bởi vì nó gồm rất nhiều hạng mục nên được xây dựng trong nhiều giai đoạn khác nhau.

Chùa Bái Đính khi xây dựng được gọi là một đại công trường với 500 nghệ nhân gồm rất nhiều tổ thợ đến từ những làng nghề nổi tiếng ví dụ như là: mộc phúc lộc, trạm khắc đá Ninh Vân rất là nổi tiếng ở Ninh Bình, đúc đồng Ý Yên, thêu gen Văn Lâm, sơn mài Cát Đằng hay là trạm bạc Đồng Sâm.

Những nghệ nhân này sử dụng các vật liệu địa phương ví dụ như là: gỗ lim, đá xanh Ninh Bình hay là ngói men Bát Tràng để tạo ra những cái nét thuần Việt trong kiến trúc của Chùa Bái Đính.

Và điều đặc biệt mà những người sống ở Ninh Bình hay khu vực xung quanh đều biết đó là khi mà công trường xây dựng Chùa Bái Đính tiến hành thì đây luôn là một không gian mở. Tức là ngay khi xây dựng với đại tượng phật còn đặt ngoài trời thì rất đông những đoàn người đã đến đây để mà tham quan, đến đây để mà chiêm bái và du khách có thể đến bất kỳ lúc nào để quan sát những bộ phận của công trình đang hình thành.

Chùa Bái Đính đã và đang giữ những kỷ lục gì?

Tại sao lại nói Chùa Bái Đính là ngôi chùa nhiều kỷ lục nhất của Việt Nam bởi vì ngôi chùa này luôn được báo giới nhắc đến như là một trong những ngôi chùa lớn và nhiều kỷ lục của Châu Á tại Việt Nam và luôn nói về sách kỷ lục Châu Á sách kỷ lục Việt Nam, sách kỷ lục Guinness đều ghi nhận những kỷ lục đó bởi vì ngay sau khi hoàn thành một thời gian thì ngôi chùa này đã có 6 kỷ lục được công nhận sau đó thì chùa lại có thêm 2 kỷ lục nữa được xác lập.

Vấn đề là những kỷ lục của Chùa Bái Đính là sau khi chùa lập những kỷ lục này thì có những kỷ lục mới nào đã vượt qua hay chưa thì hầu như không được bất kỳ một đơn vị nào cập nhật cả.

Có một kỷ lục được nhắc đến nhiều nhưng mà chưa chắc đã phải sự thật đó là khu Chùa Bái Đính thường được báo giới tôn vinh là một quần thể chùa lớn nhất Đông Nam Á. Tuy nhiên thời điểm đó sách kỷ lục guines thế giới ghi nhận ngôi chùa lớn nhất thế giới và Đông Nam Á đó là một ngôi chùa ở Indonesia chùa Borobudur.

Còn đây là những kỷ lục của Chùa Bái Đính:

Một là kỷ lục: tượng Phật bằng đồng rát vàng lớn nhất châu Á đó là tượng đồng 100 tấn ở trong điện pháp chủ.

Kỷ lục thứ 2: tượng Phật Di Lạc bằng đồ lớn nhất Đông Nam Á đó là tượng Phật Di Lặc 100 tấn ở ngoài trời.

Kỷ lục thứ 3: chuông đồng lớn nhất Việt Nam đó là Đại Hồng Chuông nặng 36 tấn ở trong tháp chuông.

Kỷ lục thứ 4: bảo tháp cao nhất châu Á đó là bảo tháp có 13 tầng và cao tổng cộng là 100 m.

Kỷ lục thứ 5 là: khu chùa rộng lớn nhất Việt Nam với tổng diện tích là 539 ha riêng chùa cổ 27 ha và chùa mới 80 ha. Cần phải đặc biệt lưu ý đến từ khu chùa, khu chùa ở đây tức là kết hợp cả chùa cũ và chùa mới chứ không phải là một công trình riêng biệt thế nên nhiều người lại mang ra tranh cãi với cả chùa Tam Chúc thì chắc chắn là sẽ không có hồi kết nếu chúng ta không phân định rõ khái niệm này.

Kỷ lục thứ 6: đó là khu chùa có hành lang la hán dài nhất châu Á, hành lang dài gần 3 cây số.

Kỷ lục thứ 7: khu chùa có nhiều tượng la hán nhất Việt Nam, 500 vị bằng đá xanh mỗi vị cao khoảng 2 m.

Kỷ lục thứ 8: khu chùa có giếng ngọc lớn nhất Việt Nam.

Và kỷ lục thứ 9: khu chùa có số cây bồ đề nhiều nhất Việt Nam, 100 cây bồ đề được chiết từ các cây bồ đề Ấn Độ.

Phải nói rằng những kỷ lục mà nếu mà chỉ xác nhận trong phạm vi Việt Nam thì ít những ngôi chùa nào mà vượt qua được những ngôi chùa được xây dựng bởi đơn vị Xuân Trường.

Chùa Bái Đính thờ ai?

Để mà biết Chùa Bái Đính thờ ai thì có lẽ là mình sẽ đưa những cái hạng mục công trình của chùa cổ và chùa mới sau đó các bạn sẽ tự kết luận.

Ở trong chùa cổ, những hạng mục chính đó là: động thờ phật, động thờ mẫu, điện thờ đức thánh Nguyễn Minh Không tức là Lý Quốc sư và điện thờ đức thánh Cao Sơn.

Còn ở khu chùa mới xây dựng to rộng mà chúng ta vẫn thấy hiện nay những công trình mới gồm có: cổng tam quan, gác chuông, điện quán âm, điện giáo chủ, điện tam thế, bảo tháp, hành lang la hán. Ngoài ra còn có nhiều công trình như là: công viên văn hóa phật giáo, khu Hồ Đàm Thị hay là công viên cây xanh.

Những lưu ý dành cho khách tham quan chùa

Và cuối cùng sẽ là một điều đáng lưu tâm với những người có ý định tham quan Chùa Bái Đính đó là lễ hội Chùa Bái Đính.

Lễ hội Chùa Bái Đính là một lễ hội xuân, thường là diễn ra từ chiều ngày mùng 1 tết và khai mạc ngày mùng 6 tết, kéo dài đến hết tháng ba khởi đầu cho những lễ hội hành hương về vùng đất cố đô Hoa Lư Ninh Bình và cả những khu vực lân cận không chỉ là Tràng An mà còn có cả chùa Tam trúc tại Hà Nam rồi là chùa Tiên tại Đầm Đa Hòa Bình.

Ngoài thời gian trên ở trong năm thì du khách có thể đến tham quan chùa ở bất kỳ thời điểm nào.

Sơ đồ tham quan chùa Bái Đính Ninh Bình
Sơ đồ tham quan chùa Bái Đính Ninh Bình

Lễ hội Chùa Bái Đính tổ chức rầm rộ và tháng riêng gồm có hai phần:

Phần lễ: thì gồm các nghi thức như là: thắp hương thờ phật tưởng nhớ công đức của thánh Nguyễn Minh Không, lễ tế thần Cao Sơn và chầu Thánh Mẫu Thượng Ngàn.

Phần hội thì gồm có: những trò chơi dân gian, thăm thú các hang động vãn cảnh chùa, thưởng thức các nghệ thuật như là: hát chèo, hát sẩm ( hát sẩm thì rất là nổi tiếng ở Ninh Bình) và phần hội thì cũng tái hiện lễ đăng Đàn Xã Tắc của vua Đinh Tiên Hoàng và lễ tế cờ của vua Quang Trung trên “núi Đính”, “núi Đính” gắn liền với tên của chùa đó là Chùa Bái Đính.

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

HOUSE.com.vn

Thông tin dự án bất động sản bán và cho thuê Hot nhất Việt Nam